pin up

1. Coi trọng giặt lần đầu tiên

– Giống như quần áo mới, chăn ga gối mới mua về phải giặt qua nước lạnh, TUYỆT ĐỐI không giặt với nước ấm, nóng và không cho bất kỳ bột giặt hoặc nước làm mềm vải và ngâm trong lần giặt đầu tiên. Vì đây là quá trình làm hãm màu vải, làm cho màu vài sẽ giữ được lâu trong những lần giặt tiếp theo.

– Nên ngâm trong nước muối hoặc nước dấm pha loãng, hoặc phèn chua khoảng 5 phút. Như vậy  có thể diệt khuẩn, khử mùi và để phòng các vải của chăn ga gối bị phai màu nhanh.

– Trong quá trình sản xuất và những nhiên liệu nhuộm vải chưa thấm hết cũng như khiến chăn ga gối mềm mại hơn.

– Khi phơi nên phơi ngay sau khi giặt và lộn mặt trái lại. Nhằm tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mặt vải chính mà gây ra dễ bị phai màu.

– Từ lần giặt thứ ba trở đi các bạn có thể giặt với bột giặt và nước thơm như bình thường.

2. Định kì vệ sinh chăn ga gối

Với chăn ga gối, có nhiều da chết sẽ bám vào chăn ga gối dễ nảy sinh vi khuẩn, vì vậy nên giặt và thay chăn ga 1 tuần/ lần. Với các loại ruột chăn và ruột gối nên thường xuyên cho ra ngoài phơi nắng để khử trùng, khử mùi và giữ khô ráo.

3. Không giặt chung

– Với những sản phẩm có chất vải và màu sắc khác nhau thì không nên giặt chung. Đa số loại vải của chăn ga gối có thể giặt bằng máy ngoại trừ chất vải tơ tằm , sợi tre, lụa.

– Khi giặt nên chú ý vải cotton không được sử dụng dung dịch /bột giặt có chứa chất tẩy. Đặc biệt nên cho chút dấm vào có thể giữ được độ sáng của vải. Chăn Lông cừu và chăn nhung không được ngâm trong nước giặt quá lâu. Sản phẩm có màu sẫm và màu nhạt nên giặt riêng để tránh bị phai màu lẫn nhau.

4. Khi giặt nên theo thứ tự

Thông thường thứ tự giặt đồ là : xả nước vào máy, rồi đồ nước giặt /bột giặt trung tính hòa với nước. Lưu ý nhiệt độ nước không nên quá 30 độ C. Sau khi dung dịch giặt hòa tan rồi mới cho đồ cần giặt vào và không nên để ngâm quá lâu. Bởi dung dịch giặt có tính Alkaline, nhiệt độ nước quá cao.Dung dịch chưa hòa tan hoàn toàn và ngâm quá lâu đều có thể gây nên tình trạng bị phai màu.

Tham khảo thêm: VỆ SINH, BẢO QUẢN CHĂN GA GỐI TRÁNH ẨM MỐC

5. Phơi chỗ thông thoáng

– Trước khi cất vào tủ phải giặt sạch và cho phơi khô hoàn toàn. Sau đó gấp gọn rồi mới cho vào tủ, xong rồi có thể cho ít Long não vào tủ để khử trùng.

– Long não phải cho vào túi lưới chứ không được tiếp xúc trực tiếp với chăn ga gối. Có đều cần chú ý là chăn ga tơ tằm không được dung long não để khử trùng và khử mùi.

– Khi cất chăn ga gối nên để nơi khô ráo và không nên bị ép chặt. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến mặt vải.

–  Nếu xác định là sẽ cất giữ một thời gian dài thì trước khi cất phải phơi dưới nắng, nhất là các loại ruột chăn ga.

Những Ngày Mưa Gió, Độ Ẩm Không Khí Cao Là Điều Kiện Để Nấm Mốc Tấn Công, Ảnh Hưởng Chất Lượng Chăn Ga Gối. Vậy, Làm Sao Để Vệ Sinh, Bảo Quản Chăn Ga Gối Đúng Cách, Tránh Ẩm Mốc?

Chuyên gia hàng đầu tại K-Bedding xin chia sẻ một số thông tin cụ thể dưới đây giúp bạn làm sạch chăn ga gối nói chung vào ngày mưa thật đơn giản, hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm để trang bị kiến thức dành cho mình nhé.

Giặt và sấy ruột chăn

Đối với những loại ruột chăn, nên duy trì lịch vệ sinh 2 – 3 lần/ năm. Theo các chuyên gia, việc giặt bằng máy sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn so với giặt khô ngoài tiệm.

Khi giặt xong, nên phơi chăn ở nơi thoáng khí hoặc có ảnh nắng mặt trời.

Bởi lẽ, ánh nắng sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc còn sót lại trên chiếc chăn của bạn. Vào những ngày trời mưa, nồm ẩm bạn có thể sử dụng máy sấy hay quạt. Điều này giúp chúng luôn thơm tho, không bị nấm mốc tấn công.

Vệ sinh đệm

Để vệ sinh chiếc đệm trong gia đình, bạn cần chuẩn bị:

  1. Nước sạch.
  2. Nước soda.
  3. Xà phòng.
  4. Máy hút bụi.
  5. Găng tay.

Tiến hành theo các bước sau: Đầu tiên, đổ lượng vừa đủ nước soda lên bề mặt đệm sau đó để khoảng 30 phút cho chúng thấm đều vào. Nước soda sẽ có tác dụng khử mùi, làm sạch mùi mồ hôi và các vết bẩn tích tụ trên đệm lâu ngày.

Tiếp đó, sử dụng máy hút bụi làm khô bề mặt đệm. Bước này sẽ giúp cho đệm được làm sạch sâu từ phía trong. Nên đảm bảo khử sạch những mùi còn lưu lại trên đệm. Nếu như không có máy hút bụi, bạn có thể dùng gậy đập lên bề mặt đệm, khi đó, bụi sẽ bung ra. Chỉ cần đập lên đệm vài lần để làm sạch hết bề mặt của đệm trong gia đình.

Khi vệ sinh đệm, cần chú ý một số điểm sau:

– Đối với đệm bông ép mỏng, có thể vệ sinh bằng cách đem đệm ra khu vực thông thoáng. Sử dụng gậy đủ dài để đập lên bề mặt đệm. Cách này giúp bụi bẩn trong đệm bung ra, đệm của bạn sẽ sạch sẽ hơn. Tiếp đó, đem đệm ra phơi nắng hoặc nơi thoáng gió để loại bỏ mùi hôi còn sót trên đệ.

– Đối với đệm bông ép, đệm cao su có độ dày lớn hơn. Chỉ cần dùng tấm khăn lớn hay ga trải giường trải lên bề mặt đệm. Tiếp đó, dùng gập đập vào bề mặt đệm. Bụi bẩn bay ra sẽ bám vào tấm khăn ở phía trên, giúp đệm sạch sẽ hơn.

– Những vết bẩn cứng đầu như vết máu, vết nước tiểu… Bạn cần vệ sinh bằng cách sử dụng khăn nhỏ hay bông gòn thấm oxy già rồi chà lên vết bẩn.

Vệ sinh chăn ga khi mới mua

Những loại chăn ga gối mới mua vệ bạn cũng cần phải làm sạch đúng cách trước khi sử dụng. Chỉ cần ngâm với nước muối loãng hay nước dấm trong thời gian 5 – 10 phút để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc.

Cách này cũng giúp các sợi vải của chăn ga gối không bị phai màu trong khi làm sạch. Đồng thời, giúp rửa sạch bụi bẩn bám trên chăn ga gối trong quá trình vận chuyển, sản xuất hay các nguyên liệu nhuộm còn sót trên sản phẩm.

Sau khi giặt xong, nên phơi chúng ở nơi thoáng gió. Trong khi phơi, nên lộn mặt trái để tránh tác động của ánh mặt trời gây phai màu chăn ga gối.

Việc bảo quản chăn ga gối cũng cần chú ý. Nên phơi thật khô, gấp gọn lại mới được đóng vào túi để bảo quản.

Bảo quản chăn ga

Nếu như muốn bảo quản chăn ga, có thể là lại vỏ chăn và ga trước khi cất. Nếu như để trong tủ gỗ nên sử dụng miếng vải lót để tránh làm hư hỏng bề mặt chăn ga.

Chăn bốn mùa MicroTencel Họa tiết lá mảnh K-Bedding KMTP101

Đồng thời, tránh để bề mặt của ga gối tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Bởi lẽ, điều này có thể làm sản phẩm bị phai màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.  Nếu có điều kiện, nên bọc chăn đệm vào túi nilon hoặc hút chân không. Điều này giúp cất giữ tiện lợi, gọn gàng hơn, tránh ẩm mốc.

Tham khảo thêm:  Cách Bảo Quản Chăn Ga Gối Và Làm Sạch Đệm Vào Mùa Hè 

Tham khảo thêm: Học cách bảo quản chăn ga gối đệm mùa mưa

Lưu ý khi giặt chăn

Khi vệ sinh và bảo quản chăn ga gối, bạn nên chú ý một số điều dưới đây:

Sử dụng máy giặt cửa trước đảm bảo khối lượng giặt hợp lý, phù hợp với những sản phẩm chăn ga gối trong gia đình. Tốt nhất hãy mang đến các tiệm giặt gần nhà để được hỗ trợ tốt nhất.

Nên sử dụng loại xà phòng ít bột với mức kiềm thấp. Điều này giúp tránh làm khô lông của chăn hay mất đi vẻ đẹp tự nhiên của các loại chăn lông vũ. Nếu không có loại bột giặt ưng ý bạn có thể sử dụng nước rửa bát với lượng vừa đủ.

– Ưu tiên sử dụng nước mát hay nước ấm khi giặt chăn ga. Đồng thời, tiến hành xả với nước ít nhất 3 lần để loại bỏ hết lượng xà phòng trong chăn ga.

– Đối với chăn gối lông vũ không nên sử dụng phương pháp vắt nhiệt. Bởi lẽ, chúng sẽ làm cho phần lông vũ bị dính với nhau hoặc cứng hơn khi sử dụng.

Tham khảo thêm: Cách giặt ga giường đúng chuẩn khách sạn 5 sao

Bạn có thể tiến hành ngay tại nhà để giúp không gian nghỉ ngơi sạch sẽ và an toàn với mọi thành viên trong gia đình. Hy vọng, với những chia sẻ này bạn có thể có được cách vệ sinh chăn ga gối tốt nhất trong nhà mình.