Vải Tencel là chất liệu được sử dụng phổ biến để sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp trong ngành công nghiệp dệt may, bao gồm cả sản xuất chăn ga gối đệm. Đây là chất liệu an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường.
Vì vậy các thương hiệu chăn ga gối đệm lớn thường ứng dụng vào để sản xuất các mẫu sản phẩm chất lượng và cao cấp, được các gia đình Việt vô cùng yêu thích hiện nay. Vậy, vải Tencel có đặc tính nổi bật gì, ưu và nhược điểm ra sao? Cùng K-Bedding tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
1. Vải Tencel là gì?
Vải Tencel hay còn có tên gọi khác là Lyocell. Đây là một loại vải sinh học được chiết xuất từ những cây gỗ thiên nhiên. Trong đó hàm lượng cenllulo thuộc họ nhà tre như như bạch đàn và phổ biến nhất trong số đó là cây khuynh diệp. Để sản xuất ra loại vải này vỏ gỗ của các loại cây sẽ được sơ chế và nghiền thành bột sau đó kéo thành sợi. công nghệ Nano sẽ tạo sự an toàn và thân thiện tuyệt đối cho sức khỏe của người sử dụng.
2. Nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải Tencel?
Đầu những năm 1980, sợi Tencel được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Courtaulds Fibers tại Coventry, Anh. Năm 1990, vải Tencel được dùng rộng rãi tại các nhà máy ở Mobile, Alabama và nhà máy Grimsby. Năm 2004, vải Tencel trở thành cái tên hot của tập đoàn Lenzing AG. Năm 2013, thương hiệu Tencel của tập đoàn này nổi tiếng khắp thế giới.
3. Quy trình sản xuất ra vải Tencel
Quy trình sản xuất vải Tencel sẽ bao gồm việc thu hoạch vỏ gỗ của các loại cây như bạch đàn, khuynh diệp sau đó sẽ được sơ chế làm sạch bụi bẩn và nghiền thành bột. Bột gỗ sẽ tiếp tục được kéo thành sợi bằng công nghệ Nano. Các bước sản xuất vải tencel bao gồm:
– Bước 1: Bột gỗ được hòa tan trong dung môi để tạo thành hỗn hợp lỏng
– Bước 2: Hỗn hợp bột gỗ lỏng được dùng qua các lỗ nhỏ để tạo thành sợi xơ và đưa qua khí khô để làm ráo.
– Bước 3: Sợi xơ được chuyển sang khu vực chuyên dụng và được ngâm trong một chất lỏng đặc biệt để loại bỏ các amin oxit ra khỏi sợi vải.
– Bước 4: Sợi được làm sạch và sấy khô lần nữa.
4. Đặc tính của vải Tencel là gì?
4.1. Đặc tính vật lý
Đầu tiên có khả năng hút ẩm cao, tạo sự thông thoáng và dễ chịu cho người dùng
– Chất liệu này không bị co rút hay nhăn nhúm khi vệ sinh, giặt giũ bằng chất tẩy rửa
– Có khả năng thấm hút tốt nên rất thoáng khí và ít bị bám bụi như một số loại vải khác.
– Các sản phẩm được làm từ vải Tencel có độ bền cao, ít bị co giãn, mất form
– Chất liệu mềm mịn tựa như lụa mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu khi sử dụng.
4.2. Đặc tính hóa học
– Khả năng chống vi khuẩn xâm nhập tốt
– Khả năng tự phân hủy trong đất tốt, không ảnh hưởng đến môi trường
– Các dung môi axit amin dùng trong quá trình sản xuất không gây hại cho sức khỏe nên được tái sử dụng nhiều lần
– Các thí nghiệm chỉ ra rằng vi khuẩn tồn tại và phát triển trên sợi vải Tencel cực kỳ ít so với các chất vải khác.
– Được kết hợp từ nguyên liệu thiên nhiên và công nghệ Nano. Nhờ đó khả năng chống xơ hóa, giúp lưu thông tuần hoàn máu, diệt nấm mốc và chống nhiễm khuẩn da cực kỳ tốt.
5. Ưu và nhược điểm của vải Tencel
5.1. Ưu điểm của vải Tencel
Không những có những ưu điểm nổi bật của vải cotton truyền thống mà còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
– Sợi vải thân thiện với môi trường: Vải tencel tự phân hủy trong đất nên không gây ra ô nhiễm môi trường. Chất liệu cũng không sử dụng hóa chất độc hại hay dung môi có hại. Vải Tencel cũng không cần dùng thuốc tẩy, được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên. Quá trình sản xuất khép kín và có thể tái sử dụng.
– Có lợi cho sức khỏe con người: có thể hút ẩm tốt nên khi mặc đều vô cùng thoải mái. Tạo cảm giác không hề nóng rát hay bí bách như các loại vải khác.
– Là lựa chọn an toàn cho làn da nhạy cảm: Sợi vải luôn thông thoáng và có khả năng kháng khuẩn, khử khuẩn cao. Do đó, có số lượng vi khuẩn tồn tại ít hơn nhiều lần so với các sợi khác.
– Màu sắc đa dạng, bắt mắt: Sợi Tencel dễ nhuộm và có độ bền cao. Do đó các sản phẩm được tạo ra từ vải Tencel có đa dạng màu sắc khác nhau.
5.2. Nhược điểm của vải Tencel
Công nghệ sản xuất vải Tencel thường yêu cầu rất khắt khe và tốn nhiều chi phí trước khi được chuyển đến tay người tiêu dùng, do đó loại vải này thường có giá thành cao.
Đây cũng là chất liệu được xếp vào hàng các loại vải cao cấp hiện nay. Đặc biệt, được sản xuất chủ yếu là từ nước ngoài và được nhập khẩu hơn là sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, vải Tencel thường có các các họa tiết trang trí tinh tế, nhẹ nhàng và thêu chìm dưới vải.
6. Vải Tencel thân thiện môi trường như thế nào?
Chất liệu Tencel đã được kiểm chứng qua Hội đồng bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên với nguyên liệu chính chủ yếu làm từ gỗ cây bạch đàn. không sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp tẩy rửa hóa chất. Ngoài ra, vải sợi Tencel được đánh giá là có độ bền cao hơn so với các chất liệu như Modal, Bamboo hay Cotton.
Vì vải sợi Tencel có nhiều ưu điểm nổi trội so với các vải tự nhiên khác. Do đó loại vải này được ưu tiên trong việc tạo nên những mẫu chăn ga gối đệm cho phân khúc thị trường cao cấp.
Qua bài viết K-Bedding đã giới thiệu về loại vải Tencel để bạn hiểu một cách tốt nhất. Chúc các bạn 1 ngày tốt lành!!